Trong các bệnh lý về tăng sắc tố da, nám da luôn là nỗi ám ảnh đối với chị em phụ nữ. Bởi nó không chỉ vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn rất khó điều trị.  Để không phải mất nhiều thời gian che giấu những đốm nâu bằng cách make up, bạn có thể chữa nám bằng thuốc bôi, mặt nạ hóa học, laser… Tuy nhiên, để có phương pháp điều trị nám da phù hợp mang đến hiệu quả cao, bạn cần xem mình thuộc loại nám nào nhé! 

Tìm hiểu nám da là gì? 

Nám da là tình trạng da xuất hiện các đốm màu nâu, rám nắng hoặc màu xám nâu tại vùng má, mũi, trán và cằm. Nghiên cứu cho thấy, có đến 90% người bị nám là nữ giới từ độ tuổi 20–50 tuổi, đặc biệt là phụ nữ châu Á hay da màu. Nám khiến nhiều người mất tự tin, ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ nên cần phải kiên trì thực hiện với bác sĩ Da liễu để mang lại kết quả rõ rệt.

Nám da rất khó điều trị nếu để nặng 

Nguyên nhân gây nám da 

Để có cách trị nám da hiệu quả, bạn cần nắm được các nguyên nhân gây bệnh lý như sau: 

  1. Ánh nắng mặt trời: Đây được coi là yếu tố hàng đầu gây tình trạng nám da. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, rất nhiều trường hợp bị nám da vào các tháng mùa hè khi ánh nắng mặt trời chiếu mạnh. Vào mùa đông, các sắc tố nám sẽ có xu hướng giảm dần. 
  2. Tăng nồng độ progesterone: Trong quá trình mang thai, phụ nữ sẽ trải qua sự ra tăng hormone estrogen, progesterone, MSH trong suốt tam cá nguyệt thứ 2 & thứ 3 của thai kỳ. Nám da khi mang thai là do tăng nồng độ hormone progesterone chứ không phải do hormone còn lại. Đây cũng chính là vấn đề về da chị em mang bầu thường gặp.

nguyen-nhan-gay-ra-nam-da

  1. Liệu pháp hormone thay thế: Các chuyên gia chỉ ra rằng, phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh dùng liệu pháp hormone thay thế sẽ rất dễ bị nám da. 
  2. Lạm dụng mỹ phẩm: Các loại mỹ phẩm chứa nhiều thành phần hóa học sẽ làm tăng sự sản sinh melanin & các triệu chứng của bệnh nám da.
  3. Yếu tố di truyền: Những người có gen di truyền hoặc gia đình có người có tiền sử nám da .

Các loại nám da

Thông thường, nám da được phân thành 3 loại chính là: Nám mảng, nám chân sâu & nám hỗn hợp. 

Các loại nám da phổ biến 

Nám mảng

Biểu hiện của nám mảng là trên gò má xuất hiện 1 mảng tối màu nâu. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng nám mảng là do phản ứng với thuốc hoặc mỹ phẩm, tác hại của ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, công việc áp lực, stress và sử dụng thuốc tránh thai trong một thời gian dài cũng dẫn đến tình trạng nám mảng.

Nám mảng không sâu (nám không chân) vậy nên bạn có thể áp dụng các phương pháp thẩm mỹ như chiếu tia laser, dưỡng da bằng tế bào gốc,… sẽ đem lại hiệu quả cao. 

Nám chân sâu

Biểu hiện của nám chân sâu là các đốm lấm chấm trên bề mặt da. Đây là loại nám khó điều trị nhất bởi nó xuất phát từ nguyên nhân thay đổi nội tiết tố. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc thời kỳ tiền mãn kinh rất dễ bị nám chân sâu. 

Nám hỗn hợp

Đúng như tên gọi của nó, nám hỗn hợp là sự “pha trộn” giữa 2 loại nám mảng & nám chân sâu. Việc điều trị nám hỗn hợp cũng phức tạp không kém, đòi hỏi kết hợp giữa nhiều phương pháp tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ.

Điều trị nám hiệu quả

Đối với da nám mức độ nhẹ, chị em có thể áp dụng các phương pháp điều trị nám từ thiên nhiên tại nhà. Ngược lại, những trường hợp nám nặng thì cần điều trị đến gặp bác sĩ Da liễu để được tư vấn cụ thể. 

Bác sĩ da liễu sẽ tiến hành thăm khám vùng da bị tổn thương, xác định loại nám khách hàng đang gặp phải, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Điều trị nám da cần phải sự kiên trì trong một thời gian dài từ 6 tháng đến 1 năm hoặc có thể hơn. Để đạt được kết quả cao, bác sĩ cần phối hợp nhiều biện pháp với nhau sao cho phù hợp với tình trạng da của khách hàng.

Ngoài điều trị bằng laser, thuốc bôi, bác sĩ sẽ hướng dẫn thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, đồng thời chăm sóc da đúng cách tại nhà để khắc phục tình trạng nám triệt để nhất.

Có nên dùng kem trị nám hay không?

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị nám bằng công nghệ hiện đại được các chuyên gia đánh giá cao. Tuy nhiên, rất nhiều người muốn tự điều trị nám tại nhà hoặc thường có thói quen điều trị theo kinh nghiệm mà người xung quanh chia sẻ. 

Tuy nhiên, tình trạng nám ở mỗi người hoàn toàn khác nhau, vậy nên việc bạn áp dụng các phương pháp chữa trị nám của người khác đa số sẽ không phù hợp với bản thân. 

Trong đó, phương pháp trị nám được nhiều chị em “truyền tai” nhau là sử dụng kem trị nám bởi giá cả phù hợp, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian,…

Tuy nhiên, kem điều trị nám chỉ có tác dụng hỗ trợ mờ nám chứ không điều trị sâu tận gốc chân nám. Bên cạnh đó, không nên sử dụng bừa bãi vì có rất nhiều loại kem trị nám không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng chứ thành phần gây hại cho da như: tổn thương da, kích ứng, ngứa ngáy, bào mòn da, sần sùi.

Chính vì thế, lời khuyên cho bạn là hãy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Da liễu trước để đảm bảo rằng sản phẩm điều trị nám đó phù hợp tình trạng da nám của bạn.

Phòng ngừa nám da hơn chữa trị 

Nám da cần điều trị trong một thời gian dài và mất rất nhiều chi phí thể khá tốn kém, đặc biệt là những người bị nám chân sâu. Vì vậy, ngay từ đầu, bạn nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa nám da dưới đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khoảng thời gian từ 10-15h trong ngày. Bởi đây là khoảng thời gian bức xạ mạnh rất dễ gây tổn thương làn da.
  • Bôi kem chống nắng trước 20-30 phút mỗi khi đi ra ngoài, và bôi lại kem chống nắng sau khoảng 2-4 giờ để tiếp tục phát huy tác dụng. Nên chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30. Che chắn, bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh nắng, khói bụi.

  • Sử dụng mỹ phẩm trị nám uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y Tế kiểm chứng về chất lượng. Đối với những làn da nhạy cảm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho da. 
  • Không nên tự ý sử dụng những sản phẩm thuốc điều trị nám da khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ 
  • Tránh để tình trạng nám nặng và lan rộng mới tìm đến bác sĩ Da liễu bởi trị nám càng sớm thì hiệu quả mang lại càng cao. 
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, A, E, Omega-3,… Không sử dụng hoặc hạn tối đa các chế chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, các thức ăn làm sung huyết da,…

Nám da & tàn nhang tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn mất tự tin mỗi khi soi gương. Hãy luôn bảo vệ da mỗi khi ra nắng đồng thời tìm đến bác sĩ da liễu khi thấy những dấu hiệu bất thường. Chúc các bạn thành công!